Cú huých hạ tầng đưa Hòa Lạc thành “tổ lớn” để đón “đại bàng”

 

Theo định hướng quy hoạch, hệ thống giao thông tại đô thị vệ tinh Hòa Lạc phát triển hiện đại, bao gồm mạng lưới các tuyến đường vành đai và đường chính đô thị, được gắn kết bởi mạng lưới giao thông công cộng là chủ yếu, với các làn riêng cho City Bus, BRT, Metro, xe đạp, các phương tiện thân thiện với môi trường khác.

Hơn 1 tỷ USD đã được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo mọi điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp công nghệ đầu tư vào Hòa Lạc phát triển.

Metro tuyến số 05

Tuyến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc được UBND Hà Nội đề xuất thi công từ năm 2023, hoàn thành năm 2026, đây sẽ là tuyến đường sắt xuyên tâm, kết nối trung tâm thủ đô với các đô thị dọc đại lộ Thăng Long. Với chiều dài lên tới 38,43 km và tổng mức đầu tư lên tới 65.404 tỷ đồng, Dự án metro số 5 chính là công trình đường sắt đô thị có chiều dài và quy mô vốn lớn nhất trong số 8 tuyến metro được quy hoạch triển khai tại Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2030. 

Dự án được bố trí 21 ga (6 ga ngầm, 14 ga trên mặt đất, 1 ga trên cao), gồm: Quần Ngựa, Kim Mã, Vành đai 1, Vành đai 2, Hoàng Đạo Thúy, Vành đai 3, Lê Đức Thọ, Mễ Trì, Tây Mỗ, An Khánh 1, An Khánh 2, Song Phương, Sài Sơn, Quốc Oai, Ngọc Mỹ, Đồng Bụt, Đồng Trúc, Đồng Bãi, Tiến Xuân, Trại Mới, Thạch Bình. Tuyến được bố trí 2 điểm depot tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức rộng 18 ha và tại xã Yên Bình, Thạch Thất rộng 7 ha.

Xem thêm: Có gì tại Siêu đô thị vệ tinh Hòa Lạc hơn 17.000ha?

taucl2

Bất động sản thay đổi ngoạn mục với sự xuất hiện của Metro

Dự kiến, tuyến sẽ khai thác khoảng 25 – 40 đoàn tàu gồm 4 – 6 toa, vận tốc thiết kế 120 km/h và 90 km/h đối với các đoạn đi ngầm; thời gian chờ tàu vào khoảng 3,3 phút.

Đáng chú ý, UBND TP. Hà Nội cũng kiến nghị áp dụng hình thức đối tác thực hiện dự án PDP (học tập theo mô hình của Malaysia) để đảm bảo có thể triển khai xây dựng toàn bộ tuyến 39km trên trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2025.

Tại 1 số nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Phần Lan, Ấn Độ, Metro được coi là hạt nhân tất yếu thúc đẩy các thành phố “vươn mình”, sự phát triển của metro đã kéo theo sự “thay da đổi thịt” của nhiều quốc gia theo mô hình TOD - mô hình đô thị lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển.

Tại Việt Nam, hệ thống metro đang trong quá trình bứt phá mạnh mẽ, yếu tố then chốt góp phần đưa Hà Nội trở thành một “siêu đô thị” đẳng cấp quốc tế. Các khu đô thị phát triển gần hệ thống metro sẽ trở thành tâm điểm nhờ đáp ứng xu hướng và mang lại tiềm năng giá trị trong lâu dài bền vững.

Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình 

Cao tốc Hòa Lạc - TP. Hòa Bình có tổng chiều dài dự án gần 23km, tổng vốn đầu tư 6,745 tỷ, tốc độ thiết kế 100km/h, giao thông giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc vô cùng thuận tiện, trong đó đoạn đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình dài 16km và đoạn đi qua TP. Hà Nội gần 7km. Hiện tại, tuyến đường có quy mô 2 làn xe.

Có nhiều phương án đầu tư mở rộng được bàn luận tại cuộc họp này nhưng khả thi nhất là phương án mở rộng cao tốc lên 4 làn xe hoàn chỉnh và có dự trữ quỹ đất để mở rộng đường bộ thành 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh cũng như hệ thống đường bên quy mô 4 làn xe, xây dựng đường sắt liên vùng trong tương lai.

Theo đó, cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ được đầu tư mở rộng theo phương thức đối tác công tư, phù hợp với chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia, định hướng phát triển quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ và đồng bộ phát triển kết cấu hạ tầng trong quy hoạch tỉnh.

khu-do-thi-ve-tinh-hoa-lac-16

Trục Hồ Tây - Ba Vì

Theo quy hoạch của Hà Nội, tuyến đường trục Hồ Tây – Ba Vì sẽ đi qua đô thị vệ tinh Hòa Lạc, đây là trục đường được kỳ vọng khi hình thành sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc tại nhiều “điểm đen” giao thông trên các con phố như Hoàng Công Chất, Quốc lộ 32, Phạm Văn Đồng... 

Cũng theo Sở GTVT, tuyến đường trục Hồ Tây - Ba Vì được quy hoạch theo hướng Đông – Tây và là một trong các trục chính hướng tâm có nhiệm vụ kết nối khu vực đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành.

Tuyến đường khi hình thành sẽ giảm tải đáng kể lưu lượng giao thông trên tuyến QL32 hiện nay. Riêng đối với đoạn trong khu vực đô thị trung tâm của tuyến đường trục Hồ Tây - Ba Vì, khi đầu tư xong sẽ hỗ trợ trực tiếp cho việc phát huy hiệu quả kết nối loại hình giao thông đường bộ với đường sắt đô thị. 

Đại Lộ Thăng Long 

Đại lộ Thăng Long hay Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc dài 29km, thiết kế cho xe chạy với vận tốc từ 70 km/h đến 100 km/h, lưu lượng thông xe từ 1.500 đến 2.000 xe/ngày đêm với mức vốn đầu tư 7.527 tỷ đồng, là tuyến đường cao tốc nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố Hà Nội.

Đại lộ Thăng Long có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội vì đây là con đường nằm ở vị trí đầu mối, nối đường Hồ Chí Minh với địa bàn Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh bạn. Đồng thời, sẽ là huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học ở khu vực Hòa Lạc.  Đây cũng là con đường đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mở rộng Thủ đô Hà Nội về phía Tây và Tây Nam, tạo ra một Thủ đô hiện đại và văn minh.

Quốc Lộ 21

Quốc lộ 21 đoạn Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai có tổng chiều dài là 29,3km, tiêu chuẩn đường trục chính đô thị với tốc độ thiết kế 80km/h. Giai đoạn 1A (triển khai năm 2016-2018) với quy mô 4 làn xe (24m), đưa vào khai thác từ năm 2019; giai đoạn 1B (từ năm 2019-2022) với quy mô 6 làn xe (44m), đưa vào khai thác từ năm 2023.

khu-do-thi-ve-tinh-hoa-lac-14

Theo UBND thành phố Hà Nội, dự án được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, cải thiện điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 21; phát huy hiệu quả của việc đầu tư xây dựng Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32, cầu Vĩnh Thịnh; tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng cho thị xã Sơn Tây, các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung; tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị vệ tinh Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch.

Đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 3.167 km, nối liền hai đầu Bắc Nam của nước Việt Nam, đi qua 30 tỉnh thành trong cả nước trong đó có Hòa Lạc. Là một trong những dự án giao thông quan trọng quốc gia bởi nó ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và chính trị, an ninh, quốc phòng. Dự kiến, sau năm 2030, đường Hồ Chí Minh sẽ được nâng cấp trở thành cao tốc Bắc Nam nhánh Tây.

Cụ thể, các dự án thành phần của đường Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành và được đưa vào khai thác đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương nơi dự án đi qua. Một trong những giá trị to lớn mà đường Hồ Chí Minh mang lại chính là việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp du lịch cả nước. Tuyến đường này kết nối các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử nổi tiếng tạo thành chuỗi địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách.

Với hệ thống hạ tầng khung giao thông kết nối đã được định hướng rõ ràng đồng thời thừa hưởng các tiện ích sẵn có như nằm trong khu vực quy hoạch đô thị vệ tinh - kết hợp với các công trình dịch vụ, khoa học như khu vực công nghệ cao… Hòa Lạc đang hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển và là miền đất hứa cho các nhà đầu tư, nơi đây nhanh chóng thành khu vực đô thị, trung tâm công nghệ phát triển năng động về công nghệ hàng đầu cả nước.