Hạ tầng giao thông "nâng cánh" thị trường Bất động sản Bình Thuận

Những con đường du lịch và cơ hội "cất cánh" của BĐS Bình Thuận

Vài năm trở lại đây, Bình Thuận trở thành tâm điểm thu hút đầu tư vào du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng nhờ những nút thắt về hạ tầng đang dần được khơi thông. Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không đang được hoàn thiện hoặc chuẩn bị khởi công mới.

Đang thi công cao điểm là dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết. Khi tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hoàn thành sẽ giúp rút ngắn gần 1/2 thời gian di chuyển từ TP.HCM còn chưa đến 2 tiếng. Hiện tuyến cao tốc này đã thông xe đường công vụ… Cảng Vĩnh Tân - cảng biển quốc tế đầu tiên ở khu vực Nam Trung Bộ - đã đưa vào vận hành. 

Picture4

Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km với vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022

Đặc biệt, dự án sân bay Phan Thiết dự kiến triển khai vào đầu tháng 4 này sẽ giúp Phan Thiết trở nên gần gũi hơn với du khách miền Bắc, vốn trước nay yêu thích du lịch tại các vùng biển miền Trung. Tháng 1-2021, sân bay Long Thành cũng đã khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2025 và chỉ cách Bình Thuận hơn một giờ di chuyển. 

Hệ thống sân bay sẽ giúp nâng cao tỉ lệ khách quốc tế cao cấp, đón các đoàn khách charter trong tương lai, thúc đẩy kế hoạch đưa Bình Thuận thành điểm đến du lịch số 1 khu vực và thế giới.

san-bay-phan-thiet-1-1024x576 (1)

Sân bay Phan Thiết với mức đầu tư 10.000 tỷ với quy mô 543 ha, lớn hơn cả sân bay Cam Ranh
 
Để chuẩn bị "hồi sinh" của thiên đường nghỉ dưỡng Kê Gà, dự án đường Hàm Kiệm - Tiến Thành nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây xuống đường biển quốc gia ĐT.719B chạy song song với đường ĐT719 hiện hữu sẽ mở ra động lực phát triển kinh tế phía Nam. Hai con đường này sẽ giao nhau ở khu vực Hòn Lan gần mũi Kê Gà. Lúc này hai con lộ sẽ tiếp tục song hành và đường mới ĐT.719B sẽ chạy vòng xuống ven biển rồi cả hai cùng nối với thị xã La Gi và QL55 đi Vũng Tàu. Tổng vốn đầu tư của cả các tuyến là hơn 2.000 tỉ đồng. 
 
Theo các chuyên gia bất động sản, khi những dự án hạ tầng quan trọng trên đi vào khai thác thì lượng du khách đổ về Bình Thuận sẽ tăng cao, tạo đòn bẩy để phát triển các dự án BĐS nghỉ dưỡng.
 

Bình Thuận sẽ trở thành thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Theo UBND Bình Thuận, tỉnh này có khát vọng đến năm 2030 sẽ trở thành thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một điểm đến du lịch và nghỉ dưỡng đáng mơ ước cho các mục đích du lịch biển và giải trí, du lịch thám hiểm và thể thao, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch hội nghị (MICE).

Theo các chuyên gia, với tiềm năng du lịch sẵn có cùng với hệ thống hạ tầng ngày càng đồng bộ, hoàn chỉnh sẽ giúp Bình Thuận có cơ hội bứt phá hơn để hoàn thành trước thời hạn các mục tiêu du lịch đã đặt ra.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, chiến lược phát triển du lịch rõ ràng, Bình Thuận đã thu hút rất nhiều “ông lớn” như Vingroup, FLC, Tập đoàn Novaland, Rạng Đông Group, Hưng Lộc Phát... Kéo theo đó, các thương hiệu quốc tế cũng hội tụ về đây, có thể kể đến như Radisson, Movenpick, Novotel, Centara Hotels & Resorts…