Tiềm năng du lịch của Bình Thuận "trỗi dậy mạnh mẽ" sau giấc ngủ hàng thập niên

Bình Thuận sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển

Bà Cao Thị Ngọc Lan - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận định, các địa phương duyên hải miền Trung trở vào Nam như Bình Thuận sở hữu nhiều lợi thế phát triển du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp thị hiếu của du khách quốc tế.

"Nếu như ở miền Bắc có 4 mùa thì khu vực phía Nam quanh năm là nắng. Điều kiện này rất thích hợp phát triển du lịch biển thu hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, cụ thể là từ các nước phương Tây", đại diện hiệp hội nhấn mạnh.

Bình Thuận cũng có lợi thế lớn về thiên nhiên khi đường bờ biển dài, đẹp, trong lành. Lượng ngày nắng trung bình hàng năm lên đến 300 ngày, thời tiết ấm áp, khô ráo, thích hợp tổ chức các hoạt động ngoài trời, vui chơi giải trí ở biển, du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng và thể thao biển. Nhiều thắng cảnh đẹp của Bình Thuận cũng thu hút du khách tham quan như Hòn Rơm, đảo Phú Quý, Gành Son, Giếng Tiên, mũi Kê Gà...

Dia-diem-du-lich-noi-tieng-o-Binh-Thuan (1)

Tiềm năng du lịch của Bình Thuận “trỗi dậy” mạnh mẽ

Lượng khách du lịch tại Bình Thuận trong những năm gần đây tăng ổn định, bình quân giai đoạn 2015 – 2020 tăng 10% đến 12%/năm. Doanh thu du lịch tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2015 – 2020 tăng 18%/năm; đến năm 2020, thu hút đến 7 triệu lượt khách.

Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, thu hút khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 850.000 lượt. Cũng theo quy hoạch, lượt khách dự kiến sẽ tăng lần lượt là 9 triệu và 14 triệu vào năm 2025 và năm 2030. Phấn đấu đến năm 2030, khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Xem thêm: Khu thương mại dịch vụ kinh tế biển The SeaSide Bình Thuận (Phan Thiết)

Hạ tầng giao thông phát triển và xu hướng chuyển dịch mới của thị trường BĐS du lịch

Hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ giúp du lịch Bình Thuận trở thành tâm điểm đầu tư với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng đang được triển khai. Làn sóng rót vốn các dự án bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp của hàng loạt tập đoàn lớn trong và ngoài nước khiến bộ mặt địa phương thay đổi từng ngày.

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có tổng chiều dài 99km, là dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông, vừa chính thức được khởi công vào ngày 30/9 vừa qua. Dự án được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong việc từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đồng bộ, là cú hích cho tỉnh Bình Thuận phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, góp phần khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

Song song đó, dự án sân bay quốc tế Phan Thiết (Bình Thuận) đang được tái khởi động từ tháng 8/2020, sân bay quốc tế Long Thành chuẩn bị khởi công một số hạng mục công trình trong tháng 10/2020 đã làm thị trường BĐS du lịch Bình Thuận sôi động hơn bao giờ hết.

Mặt khác, trong bối cảnh dịch covid-19 từ đầu năm đến nay, hành vi du lịch, thị hiếu và nhu cầu của đại đa số khách du lịch đang dần thay đổi. Khách du lịch bắt đầu chọn những điểm đến gần, an toàn, vui khỏe hơn, đồng thời có thể di chuyển thuận tiện bằng các phương tiện cá nhân.

Theo định hướng của UBND tỉnh, thời gian tới, Bình Thuận sẽ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển và thể thao biển. Các sản phẩm quan trọng là du lịch khai thác đặc trưng văn hóa địa phương); du lịch làng chài và các sản phẩm hỗ trợ gồm các loại hình vui chơi giải trí ban đêm, vui chơi giải trí công nghệ cao, mua sắm các sản vật, hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ...

Quyết tâm làm du lịch theo hướng chuyên nghiệp, Bình Thuận đã tạo niềm tin, thu hút nhiều tập đoàn lớn đến đầu tư xây dựng và phát triển loạt dự án bất động sản tầm cỡ, tiêu chuẩn quốc tế cùng các dịch vụ, tiện ích đi kèm.